TÌM HIỂU THÊM VỀ HIỆN TƯỢNG SƯ VÃI BÁN KHOAI
Jul 1, 11 | Tâm Duyên | 24,513 views | 7 CommentsGiữa thế kỉ XIX, xã hội miền Nam gặp cơn biến động dữ dội: dịch bệnh hoành hành rồi thực dân Pháp xâm lược, các phong trào kháng chiến chống Pháp lần lượt tan rã do bị đàn áp hết sức dã man. Triều đình nhà Nguyễn không còn cách nào khác, phải đi từ thỏa hiệp này đến thỏa hiệp khác và cuối cùng chính thức đầu hàng bằng “hòa ước” 1884. Theo hòa ước đó thì Nam Kì trở thành thuộc địa của Pháp, xem như nước Pháp nối dài. Do đó, nền văn hóa phương Tây thực dụng, lạ lẫm cũng theo chân thực dân Pháp tràn vào xứ Nam Kì. Nền văn hóa truyền thống Việt Nam lại thêm biến động dữ dội.
Những biến động dồn dập nói trên khiến những bậc tiên giác nghĩ đến thời mạt pháp (theo Phật giáo) hay hạ ngươn/hạ nguyên (theo Đạo giáo và Nho giáo)1. Theo tu sĩ Độc Giác Chơn Như trong cuốn Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn2 thì có ba ngươn: Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn, biểu thị ba giai đoạn thịnh suy của cuộc đời. Mỗi ngươn dài 60 năm, tròn một con giáp theo vòng tuần hoàn của sự dịch chuyển giữa thập can và thập nhị chi. Theo ông Sư Vãi Bán Khoai thì hạ ngươn bắt đầu từ năm Giáp tí 1864 đến năm Giáp tí 1924.
Niềm xác tín nói trên được khởi đầu từ Đức Phật Thầy Tây An, tục danh là Đoàn Minh Huyên (1807 – 1856), được xem là người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kì Hương với giáo pháp vô vi, nhập thế và bất chấp hình tướng. Sau khi Đức Phật Thầy viên tịch, nhiều vị đại đệ tử của ngài tiếp tục xiển dương giáo pháp nói trên, phát phù trị bệnh, đặt sám giảng dạy đời và có khuynh hướng chống Pháp. Có thể kể như: Đức Phật Trùm (ông Đạo Đèn), Đức Cố quản Trần Văn Thành (ông Đạo Lành), Đức Bổn sư Ngô Lợi, ông Sư Vãi Bán Khoai, ông Cử Đa, ông Đạo Xuyến, ông Đạo Ngoạn, ông Đạo Lập, ông Đạo Lãnh, v.v. và Đức Huỳnh giáo chủ.
Trong số những bậc siêu phàm nói trên thì ông Sư Vãi Bán Khoai là trường hợp đặc biệt nhất: thoát ẩn thoát hiện, thay hình đổi dạng, nam giới mà trông như phụ nữ, lại không rõ tên tuổi, quê quán mặc dù ông đã vân du khắp nơi, sang cả Cao Miên, Trung Quốc và để lại nhiều sám giảng. Do đó, mục đích bài viết này là thử tìm hiểu để trả lời một số nghi vấn về ông đạo có một không hai này.
1. Tại sao gọi là “Sư Vãi Bán Khoai”?
Theo Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm thì ông Sư Vãi Bán Khoai “hình dạng nhỏ bé, ốm yếu như người đàn bà, trước ngực thường mang một cái yếm, xa xa trông như một cô vãi. Lại nữa, ông trị bịnh cho đời hay dùng vải áo, vải khăn của mình mà cho, nhân thế người ta đặt cho ông cái biệt danh Sư Vãi3.
Vào khoảng năm Tân Sửu (1901) và Nhâm Dần (1902), ông thường giả dạng thường nhân đi bán khoai ở xứ Cao Miên và trong kinh Vĩnh Tế để tùy cơ khuyến thiện người đời. Thấy vậy người đời mới quen gọi ông là ông Sư Vãi Bán Khoai”4.
Một vài thông tin trên cần phải được xem xét lại, chẳng hạn về thời điểm ông Sư Vãi Bán Khoai vân du dạy đời. Nguyễn Văn Hầu ghi nhận là trong hai năm 1901 và 1902 có lẽ chưa thỏa đáng, bởi lẽ trong một số bài sám giảng của mình, ông Sư Vãi Bán Khoai có tiên tri rằng năm Giáp tí 1864 sắp đến là năm bắt đầu thời hạ ngươn mạt pháp:
Hạ ngươn Giáp tí đầu niên,
Gẫm trong thiên hạ không yên chỗ nào.
(Vãn Sư Vãi Bán Khoai)
Hạ ngươn Giáp tí bằng nay,
Cơ trời đã khiến lập đời thượng lai.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, Sđd, tr. 4)
Giáp tí khổ não muôn phần,
Không phải thái bình ngày rày dân ôi!
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, Sđd, tr. 6)
Điều đó chứng tỏ ông Sư Vãi Bán Khoai xuất hiện từ trước năm 1864 và tính tới năm 1901 thì ông xuất hiện khoảng 40 năm. Hơn nữa, ông đã vân du không chỉ trong nước mà sang cả Cao Miên, Trung Quốc nên chắc chắn phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài chứ không thể chỉ trong hai năm:
Rồi tôi đi đến bên Tàu,
Bây giờ trở lại An Giang Nam thành.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, Sđd, tr. 20)
Tôi đâu mà có an thân,
Bây giờ Phật biểu tôi sang nước Tần.5
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, Sđd, tr. 21)
Còn về danh xưng “Bán Khoai” thì cần phải hiểu đó chỉ là một cách gọi tên, họa chăng là do ông Sư Vãi Bán Khoai lúc đầu giả dạng người bơi xuồng bán khoai lang củ, chứ thật ra ông còn giả dạng thành nhiều thân phận khác nữa, như người bán gạo, bán củi, bán bánh, đui mù, ăn xin, v.v.
Tôi đây ông vãi bán khoai,
Bán gạo Ông Chưởng6 ai ai cũng lầm.
Ghe khoai, ghe củi, ghe lường,
Chèo qua chèo lại tôi đương độ trà.
Có người bán bánh thật thà,
Bao nhiêu quỷ mị non tà sạch trơn.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, Sđd, tr. 19)
2.Lai lịch Sư Vãi Bán Khoai và sám giảng/sấm vãn của ông
2.1. Lai lịch
Theo Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm thì ông Sư Vãi Bán Khoai “tên là Mỹ, họ gì không rõ. Quê quán và lai lịch tổ tiên như thế nào hỏi không ai biết. Ông có vợ, sanh được hai con và thường đến Vĩnh Gia thuộc kinh Vĩnh Tế (Châu Đốc)… Ông có nhiều pháp thuật và võ nghệ. Nội ngón tay cái của ông, mỗi khi cần niệm kinh hay đọc chú, ông dùng cây gõ vào thì có tiếng kêu lên cốc cốc, giống như mõ của các thầy phù thủy” (Sđd, tr. 101 – 102.) Tuy nhiên, so với các bậc siêu phàm khác thì lai lịch ông Sư Vãi Bán Khoai được ghi trong Thất Sơn mầu nhiệm còn quá sơ sài.
Trên nguyệt san Giác Ngộ số 136 (tháng 7/2007), Huỳnh Ngọc Trảng có bài “Ký tả một bài về hòa thượng Huệ Lưu”. Bài viết chủ yếu khai thác thông tin từ cuốn Sám giãn người đời (gồm 11 bài) do nhà in Thạnh Mậu phát hành năm 1949. Trong cuốn “Sám giãn” này, theo phân tích của Huỳnh Ngọc Trảng thì có 4 bài không nêu tên tác giả, 5 bài nêu tên Huệ Lưu, 3 bài có tên ông Sư Vãi Bán Khoai. Điều này nghĩa là có một bài (bài số IX) vừa có tên Huệ Lưu, vừa có tên ông Sư Vãi Bán Khoai.
Do đó, Huỳnh Ngọc Trảng nêu nghi vấn: “Chính sự không thống nhất về danh xưng/tên tác giả trong các bài sám giảng in trong Sám giãn người đời như vậy nên hậu thế không ít người đã giả thiết, thậm chí khẳng định Sư Vãi Bán Khoai chính là danh xưng của hòa thượng Huệ Lưu trong khoảng thời gian hòa thượng vân du vùng Thất Sơn – Bảy Núi” (Sđd, tr. 61).
Theo chúng tôi, suy đoán đó tỏ ra có cơ sở mặc dù không hoàn toàn chắc chắn. Bởi lẽ, trong Thất Sơn mầu nhiệm, Nguyễn Văn Hầu cũng đã cho biết: “Ông [Sư Vãi Bán Khoai] để lại một bổn Sám giảng người đời (11 quyển)… ngày nay vẫn còn truyền tụng” (Sđd, tr. 104).
Hơn nữa, trong cuốn Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, có lúc xưng “Tôi đây ông vãi bán khoai” (tr. 19), có lúc lại xưng:
Huệ Lưu ký tả một bài,
Diễn ban châu quận hậu lai khán tường. (tr. 28)
Huệ Lưu bút ký đã rồi,
Đặng cho thiên hạ dấu lai để đời. (tr. 28)
Mặt khác, trong bài “Sám giảng khuyên người đời tu niệm”, Đức Huỳnh giáo chủ có kể việc hai thầy trò nhà sư (không nói rõ là ai) cũng vân du giả dạng, biến hóa, ẩn hiện khắp Nam Kì lục tỉnh để “khuyên người đời tu niệm”. Đến đoạn nhắc đến “chuyện năm xưa”:
Cảm thương ông lão bán khoai,
Vì yêu dân chúng chẳng nài nắng mưa.
thì liền sau đó khẳng định danh xưng:
Đừng thấy ngu dại mà khi,
Thầy thì Huệ Lựu [Lưu], tớ thì Huệ Tâm.7
Điều này chứng tỏ Đức Huỳnh giáo chủ đã gián tiếp cho biết Sư Vãi Bán Khoai chính là hòa thượng Huệ Lưu. Và nếu quả thật như vậy thì có thể biết được quê quán của ông Sư Vãi Bán Khoai qua lời của thượng tọa Thích Huệ Viên, trụ trì tổ đình Giác Viên (số 161/85/20 Lạc Long Quân, Q.11, TP.HCM) như sau: “Hòa thượng Huệ Lưu vốn quê ở làng Nhựt Tảo [nay thuộc huyện Tân Trụ, tỉnh Long An], sinh vào khoảng giữa thế kỉ XIX và từ nhỏ đã xuất gia tu học ở chùa Giác Viên. Hòa thượng Huệ Lưu thọ giới quy y với hòa thượng Minh Khiêm – Hoằng Ân, dốc chí tu học và giữ giới luật tinh nghiêm, giỏi cả về Phật pháp và Hán văn. Sau đó, ông được cử về làm trụ trì chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức)”8.
Tuy nhiên, theo cuốn Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam9 thì thiền sư Huệ Lưu sinh năm 1857, mất năm 1898, như vậy thì ông không thể nào tiên tri về năm giáp tí 1864 được, vì tính đến năm đó ông lớn nhất cũng chỉ có 7 tuổi. Mặt khác, ông mất năm 1898 thì không thể xuất hiện vào năm 1901, 1902 như ghi nhận của Nguyễn Văn Hầu được. Do đó, giả thiết Sư Vãi Bán Khoai chính là hòa thượng Huệ Lưu cần phải xem xét lại.
Hơn nữa, giả sử Sư Vãi Bán Khoai chính là hòa thượng Huệ Lưu thì quê quán của ông cũng không thống nhất: theo thượng tọa Huệ Viên thì ông quê ở làng Nhựt Tảo (Long An) trong khi Sấm giảng khuyên người đời tu niệm của Đức Huỳnh giáo chủ gọi ông Sư Vãi Bán Khoai là Khùng 10 còn mình tự xưng là Điên 11 và cho biết quê quán của ông Sư Vãi Bán Khoai ở núi Sam (nay là thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang):
Khùng thời quê ngụ núi Sam,
Còn Điên chẳng có chùa am dưới này. 12
Chính điều này đã góp phần bác bỏ giả thiết cho rằng ông Sư Vãi Bán Khoai chính là hòa thượng Huệ Lưu. Tuy nhiên, nếu hiểu núi Sam là quê hương thứ hai của ông Sư Vãi Bán Khoai thì vấn đề sẽ còn phức tạp hơn nữa.
Năm sinh của ông Sư Vãi Bán Khoai đã không rõ, năm mất cũng không rõ. Tuy nhiên, trong Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, đoạn cuối có bài “Lời từ giã” với những câu:
Xưa kia tục cổ ông bà,
Đâu có cắt tóc như đời nay đâu.
Tu hành cũng khá lo âu,
Để tóc mới khỏi thảm sầu từ đây. (tr. 40)
Từ đó có thể suy đoán rằng ông Sư Vãi Bán Khoai nói “Lời từ giã” này vào khoảng năm 1905, khi cuộc vận động cắt tóc của phong trào Duy Tân nổi lên rầm rộ. Điều này cũng góp phần bác bỏ giả thiết cho rằng năm giáp tý mà ông tiên tri là 1924.
Tuy nhiên, gần đây trên trang http://vi.wikipedia.org có cung cấp thêm thông tin mới về Sư Vãi Bán Khoai như sau:
“Ở Bến Tre có một ngôi đền và mộ của Sư Bán Bán Khoai. Nơi đó không có tài liệu nào viết về thân thế và sự nghiệp của vị tu sĩ này, chỉ biết ông tên Huỳnh Phú Minh, pháp danh Sư Vãi Bán Khoai, sinh năm 1898, mất lúc 21 giờ đêm ngày mùng 10 tháng Hai năm Đinh Dậu (1957), hưởng dương 59 tuổi.
Buổi đầu, an táng ông tại Cầu Móng (thuộc Bến Tre), sau cải táng về xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Ở đền, có phát không quyển Sám giảng người đời, trong đó có 11 cuốn (tổng cộng 2. 422 câu) và ba bài kệ (tổng cộng 128 câu). Tất cả đều viết theo thể lục bát, có chủ đề tương tự như trên. Nhưng căn cứ lời kể của GS. Nguyễn Văn Hầu, Sư Vãi Bán Khoai ở An Giang xuất hiện và giảng đạo trong khoảng năm 1901-1902, thì lúc đó Sư Vãi Bán Khoai ở Bến Tre chỉ mới ba hoặc 4 tuổi, suy ra hai ông sư này không thể là một được”.
Tóm lại, những thông tin về lai lịch của ông Sư Vãi Bán Khoai còn khá mơ hồ, thậm chí bất nhất và nhìn chung là còn khá sơ sài, chủ yếu là do người đời sau suy đoán ra. Việc để tóc, mai danh ẩn tánh, thậm chí giả dạng chính là cách để các nhà sư của phái Bửu Sơn Kì Hương vân du nhập thế dạy đời theo giáo pháp vô vi, bất chấp danh sắc.
2.2. Sấm vãn/sám giảng của ông
Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “sấm” được hiểu là “lời sấm, đoán việc tương lai”. Còn “vãn”, theo Huình Tịnh Paulus Của, là “chuyện đặt có ca vần”, thường được gọi chung là “vè vãn: tiếng đôi, thường hiểu là vè”. Việt ngữ chánh tả tự vị của Lê Ngọc Trụ gọi đó là tiếng đôi (“chuyện vãn”), nghĩa là một hình thức tự sự. Theo Huỳnh Ngọc Trảng, có các thể văn vần như: vãn ba (3 tiếng/câu), vãn tư (4 tiếng/câu), vãn năm (5 tiếng/câu)… Đặc biệt là thể vãn lục bát, tức truyện thơ Nôm (Sđd, tr. 62).
Đức Phật Thầy Thây An và hầu hết các vị kế truyền của phái Bửu Sơn Kì Hương đều đặt sấm vãn tiên tri thời thế, đoán trước những tai họa sắp xảy ra trong thời hạ ngươn mạt pháp để khuyên bá tánh làm lành lánh dữ, lo tu niệm để tránh nạn tai oan nghiệt. Những bài sấm vãn này thường ở dạng thơ lục bát dễ đọc dễ nhớ nên có sức lan tỏa và lưu truyền rất mạnh mẽ.
Do đặc điểm ngữ âm Nam Bộ nên có sự gần gũi, thậm chí lẫn lộn giữa “sấm vãn” và “sám giảng”, nhất là nội dung của hai thể tài này lại rất gần nhau, đôi khi thật khó phân biệt, ít ra là trong thời kì tôn giáo cứu thế ở Nam Bộ nửa sau thế kỉ XIX và môi trường của Phật giáo Bửu Sơn Kì Hương. Theo Huỳnh Ngọc Trảng, “sám” (ksama) nghĩa là mong được tha tội, “giảng” là thuyết giảng kinh kệ cho mọi người nghe (Sđd, tr. 63).
Chính do sự gần gũi cả về ngữ âm lẫn ngữ nghĩa giữa sấm/sám và vãn/giảng mà đôi khi chúng được dùng hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn, cuốn Sám giảng thi văn toàn bộ của Đức Huỳnh giáo chủ ngoài bìa 1 ghi là “Sám giảng” nhưng kể từ bìa lót trở đi thì đều ghi là “Sấm giảng”. Cá biệt, cuốn Sám giãn người đời [tôi gạch dưới – L.C.L.] của nhà in Thạnh Mậu nói trên là do viết sai chuẩn chính tả: lẽ ra phải viết là “sám giảng”. Riêng cuốn do tu sĩ Độc Giác Chơn Như biên soạn lại đặt tên là Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn [tôi gạch dưới – L.C.L.], xem như thêm một bước “đời thường hóa” nội dung của nó.
Trở lại nội dung sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai, hiện chưa có văn bản nào có thể xem là chính thức, rõ ràng và đầy đủ. Trong cuốn Sám giãn người đời, như đã nói trên, gồm có 11 bài nhưng chỉ có 3 bài có tên ông Sư Vãi Bán Khoai. Điều này chứng tỏ chưa chắc cả 11 bài đó là của ông Sư Vãi Bán Khoai. Vậy thì 8 bài còn lại là của ai? Câu hỏi này cần được tiếp tục nghiên cứu.
Riêng cuốn Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn do tu sĩ Độc Giác Chơn Như biên soạn thì lại không nói rõ biên soạn dựa trên nguồn tài liệu nào, trong lời nói đầu chỉ ghi ghi là: “Quyển sám này có quá lâu nên không còn truyền nữa. Hôm nay quý đạo tâm gặp lại quyển sám này còn hơn gặp lại vàng mà mình đã bị mất từ lâu… Đây cũng là một duyên lành tôi gặp được…”. Cuốn này cũng không đề năm biên soạn và nơi phát hành, cũng không cho biết lai lịch của người biên soạn. Điều đáng nói là giữa cuốn Sám giãn người đời và cuốn Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn vẫn có một số câu giống nhau, chẳng hạn:
Hạ ngươn như sợi chỉ mành,
Sao không tu niệm, tranh giành làm chi.
Phật trời tiên thánh sầu bi,
Cậy ông Sư Vãi mau mau xuống trần.
Sư Vãi vội vã ân cần,
Đi hết khắp bốn cõi trần giáo khuyên.
Thương ông Sư Vãi nhọc nhằn,
Sao thân chẳng biết mấy thân dưới trần.
Giáo khuyên khắp hết bốn phương,
Ai nghe thì lại mến thương vô cùng.
Như ai có muốn làm hung,
Thằng ông lại giả thằng khùng đi xin.
Lại còn giễu cợt chê cười,
Điên khùng nào phải thần tiên đâu là…
Thấy vậy thêm não thêm buồn,
Trở về núi Cấm tiên bồng thuở xưa.
Rồi tôi qua đến bên Tàu,
Bây giờ trở lại An Giang Nam thành.
Tôi đâu có ngại nhọc nhằn,
Cầu cho ai nấy làm lành tu thân.
(Sám giãng người đời, tr. 56 – 57;
Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 19 – 20).
Sự giống (và khác) nhau này chứng tỏ sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai có nhiều dị bản, và điều này cũng có nghĩa là nó đã đi sâu vào đời sống tinh thần vô cùng phong phú của nhân dân Nam Bộ.
Về nội dung, nhìn chung sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai kêu gọi lòng hiếu thảo, tình yêu nhân loài. Điều đáng lưu ý là ông luôn khuyến khích tu niệm bằng tâm đạo, chống tu hành hình thức, chạy theo âm thanh sắc tướng:
Phật không có biểu tụng kinh,
Gắng công khấn bái chúc nguyền mẹ cha.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 5)
Thậm chí ông chủ trương thực hành đúng theo giáo pháp vô vi của Đức Phật Thầy Tây An, tu chẳng cần chùa am, đình quán:
Chẳng cần chùa miễu đình am,
Thảo lư nhơn đức có hàng Quan Âm.
Chùa am rực rỡ chớ lầm,
Là nơi danh lợi giựt thầm nhân gian.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 25)
Ông cũng khuyên không nên thờ cốt tượng, chỉ thờ trần điều là đủ:
Tạo làm chi nhiều cốt với hình,
Rồi sau này xem thấy hãi kinh.
Những hình cốt thành hình ám hại,
Cốt với hình sau thành yêu quái.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 32)
Ông chủ trương tu không câu nệ vẻ bề ngoài, không cần mặc áo cà sa, cũng không cần cạo đầu:
Tu hành cũng khá lo âu,
Để tóc mới khỏi thảm sầu từ đây.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 40)
Đặc biệt, ông luôn tỏ thái độ gìn giữ đạo lí truyền thống của dân tộc bằng việc bài bác đạo Thiên chúa do người Pháp mang đến. Theo ông, đạo Thiên chúa tràn sang Việt Nam là dấu hiệu của thời hạ ngươn mạt kiếp:
Hạ ngươn thay dạ đổi lòng,
Cho nên theo đạo 13 bỏ mà tổ tông.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 9)
Như ai muốn ở thiên đường,
Đừng mê theo đạo quỷ dương làm gì.
Như mê theo đạo Huê Kỳ,
Thời là phải bỏ vậy mà tổ tông.
Người đời phải xét cân phân,
Theo đạo nước khác có công danh gì.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 14)
Dù nội dung bao trùm sám giảng của ông Sư Vãi Bán Khoai là tiên tri thời thế – thời hạ ngươn đầy khổ đau, đen tối, lầm lạc – nhưng nó vẫn không vì thế mà bi quan yếm thế. Đằng sau những cảnh tối tăm ấy, ông Sư Vãi Bán Khoai cũng chỉ ra tương lai sáng sủa nước Việt Nam nếu người dân biết tu tỉnh để sống còn mà bước qua thời thượng ngươn thánh đức:
Nước Nam như thể cái lầu,
Ngày sau các nước đâu đâu lại tùng.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 9)
Chừng nào Bảy Núi thành vàng,
Thời là bá tánh an nhàn tấm thân.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 15)
Chừng nào núi Cấm hóa lầu,
Thời là bá tánh đâu đâu thái bình.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 18)
Ông cũng tin tưởng vào sự phục hưng của Phật giáo Việt Nam:
Bấy lâu Phật ở nước Tần,
Bây giờ Phật lại trở lần về Nam.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 25)
Niềm xác tín này có lẽ bắt đầu từ Đức Phật Trùm (tức ông Đạo Đèn). Bởi vì Đức Phật Trùm vốn là người Cao Miên (ta gọi là nước Tần), khi chưa tỏ ngộ thì cạo đầu, nói tiếng Miên, nhưng khi đã tỏ ngộ thì lại để tóc, ăn mặc như người Việt và nói tiếng Việt, không nói tiếng Miên nữa, thậm chí ông còn bảo vợ con phải sống theo phong tục người Việt. Và ông tự nhận:
Tuy là phần xác của Mên [Miên],
Hồn Trùm của Phật xuống lên dạy đời.
(Thất Sơn mầu nhiệm, Sđd, tr. 89)
Tóm lại, Sư Vãi Bán Khoai chính là ông đạo kế thừa giáo pháp Bửu Sơn Kì Hương của Đức Phật Thầy Tây An – nét độc đáo có một không hai của Phật giáo phương Nam: vô vi ẩn dật, vân du dạy đời và cứu người, đặc biệt là đặt sám giảng khuyên người đời tu niệm, làm lành lánh dữ và luôn tha thiết kêu gọi tu tâm:
Khoai lang ăn nấu ăn chiên,
Bà con hãy đến tại thuyền mà mua.
Bao nhiêu cứ lựa cho vừa,
Tiền nong cũng chẳng hơn thua làm gì?
Ở đời lắm chuyện li kì,
Ăn khoai ăn đá đều tùy cái Tâm.
(Sám giãng người đời)
Có điều, lai lịch ông Sư Vãi Bán Khoai không rõ ràng, và giữa ông với Phật Thầy Tây An (1807 – 1856), đức Phật Trùm (? – 1875) đức Bổn sư Ngô Lợi (? – 1909), và Đức Huỳnh giáo chủ (Huỳnh Phú Sổ, 1918 – 1947) có nhiều điểm khá tương đồng. Thậm chí, trong Sám giảng khuyên người đời tu niệm, Đức Huỳnh giáo chủ có kể việc hai thầy trò nhà sư giả dạng vân du khắp nơi, biến hóa thành đủ thân phận để tùy duyên hóa độ bá tánh và cuối bài sám giảng ông lại cho biết bóng gió:
Đừng ham nói nọ nói này,
Lặng yên coi thử Điên này là ai.
Cảm thương Ông Lão Bán Khoai,
Vì yêu dân chúng chẳng nài nắng mưa.
(Sám giảng thi văn toàn bộ của Đức Huỳnh giáo chủ, Sđd, tr. 34)
Tín đồ đạo Bửu Sơn Kì Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Hòa Hảo tin rằng Đức Phật Thầy Tây An đã nhiều lần chuyển kiếp qua Đức Phật Trùm, Đức Bổn sư Ngô Lợi, ông Sư Vãi Bán Khoai và cuối cùng là Đức Huỳnh giáo chủ. Đây là vấn đề tâm linh huyền bí thật khó mà kiểm chứng. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm chuyển kiếp theo nghĩa truyền nhân, nghĩa là các vị nói trên truyền thừa nhau để thực hiện pháp chánh truyền của giáo phái Bửu Sơn Kì Hương mà Phật Thầy Tây An đã vạch ra. Và, nếu quả như vậy thì không có một ông Sư Vãi Bán Khoai cụ thể nào, mà đó chính là hiện tượng Sư Vãi Bán Khoai được nhiều người, đồng thời hoặc tiếp nối, đảm nhận như một sứ mệnh thiêng liêng được trao truyền từ Đức Phật Thầy Tây An.
Lê Công Lý
Tâm Duyên chân thành cảm ơn Đ.H. Lê Công Lý đã email chia sẻ.
GHI CHÚ:
1. Hai danh từ “mạt pháp” và “hạ ngươn” ở Nam Kì thường được dung lẫn lộn nhau do quan niệm “Tam giáo đồng qui”.
2. Sách gồm 52 trang, không ghi nơi phát hành, năm phát hành và lai lịch của người biên soạn.
3. Giọng Nam Bộ nói “vãi” với “vải” như nhau [chú thích của L.C.L.].
4. Thất Sơn mầu nhiệm, Nxb Từ Tâm, SG, 1972, tr. 101 – 102.
5. Nước Tần chính là nước Cao Miên, nay là Campuchia. Gọi là Tần vì Cao Miên nằm phía tây Nam Kì lục tỉnh cũng như nước Tần thời Chiến quốc nằm ở phía tây vùng Trung Nguyên của Trung Quốc.
6. Tức cù lao Ông Chưởng, nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
7. Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Sám giảng thi văn tòan bộ của Đức Huỳnh giáo chủ, ban Phổ thông giáo lý Trung ương ấn hành, 1971, tr. 34.
8. Dẫn theo Huỳnh Ngọc Trảng, Sđd, tr. 59.
9. Trần Mạnh Thường cb, Nxb văn hóa Thông tin, 1999, tr. 317.
10. Vì chính ông Sư Vãi Bán Khoai tự xưng như vậy:
Khùng này Khùng Phật Khùng Trời,
Cho nên Khùng biết việc đời hết trơn.
(Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, tr. 30)
11.
Ngồi buồn Điên tỏ một khi,
Bá gia khổ não vậy thì từ đây.
(Sám giảng thi văn toàn bộ của Đức Huỳnh giáo chủ, Sđd, tr. 11).
12. Sám giảng thi văn tòan bộ của Đức Huỳnh giáo chủ, Sđd, tr. 34.
13. Hiểu là đạo Thiên chúa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa Thông tin, 2005.
2. Dật sĩ và Nguyễn Văn Hầu, Thất Sơn mầu nhiệm, Nxb Từ Tâm, SG, 1972.
3. Độc Giác Chơn Như, Lời giảng của ông Sư Vãi Thất Sơn, không đề năm xb, nơi xb.
4. Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Sám giảng thi văn tòan bộ của Đức Huỳnh giáo chủ, Ban Phổ thông giáo lý Trung ương ấn hành, Long Xuyên, 1971.
5. http://vi.wikipedia.org
6. Huình Tịnh Paulus, Đại Nam quấc âm tự vị, Imprimerie REY, CURIOL & Cie, SG, tập 1: 1895, tập 2: 1896.
7. Huỳnh Ngọc Trảng cb, Sổ tay hành hương Đất phương Nam, Nxb TP.HCM, 2002.
8. Huỳnh Ngọc Trảng, “Ký tả một bài về hòa thượng Huệ Lưu”, Nguyệt san Giác ngộ số 136 (tháng 7/2007).
9. Lê Ngọc Trụ, Việt ngữ chánh tả tự vị, Nxb Khai trí, SG, 1972.
10. Trần Mạnh Thường cb, Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, 1999.
SẤM GIẢNG NGƯỜI ĐỜI |
THANH SĨ |
Comments (7)
Sấm Kệ Bát Nhã của PHẬT THẦY TÂY AN giáng điển
Bát nhã Ba La lẽ nhiệm mầu
Ai mà hiểu được giải thoát mau
Ngẫm suy hành dụng thường tinh tấn
Ngộ giải Như Lai lẽ nhiệm mầu
…
Năm xưa dẫn dụ thế nhân tu
Mà có mấy ai vén mây mù
Đi khắp năm châu chùn chân bước
Trụ lại một nơi chờ Đại Ngưu.
Đại Ngưu xuất hiện
Niên Dậu thái bình (2017)
Hãy cố tu hành
Kịp, không qúa trễ
Trụ ngay tại thế
Ẩn dật tại gia
Nếu hiểu ý ta
Tự nhiên chứng đắc:
Trả nợ qúa gắt
Ấy tại nghiệp xưa
Chớ nên đổ thừa
Tu là cội phước
Nay đã đến lúc
Ta sẽ hộ trì
Tu hạnh Ma Đi ( Samadhi, Thiền Định )
Y nơi Bát Nhã ( Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa – Không Hai – Phá Chấp -Không phân Biệt )
Chiếu kiến tâm ta
Thất tình ló ra
Gươm ( Trí ) Tuệ liền chặt
Vọng tâm đạo tặc ( trong lòng )
Tuệ tâm soi lòng
Tâm tự sạch trong
…
Cảm thông hiền sĩ đợi mong
Cơ Trời chưa chuyển nhẫn lòng chờ duyên
…
Đất bằng sóng dậy Cơ Trời chuyển
Ngựa khóc, dê sầu chó sủa vang (2014,2015,,,,)
Cuộc đời thay đổi như tên
Đại Ngưu xuất hiện nhân duyên đã kề
Chó sủa vang, Thánh Hiền nhân về (2018 Hội long Hoa)
Gánh vác non sông thật nặng nề
Gắng công sức Tí hả hê {2020 bắt đầu sung sướng)
Sửu đủng đỉnh về no nê bá tánh (2021 sống đời Nghiêu Thuấn)
…
Chúc anh em kham độ nỗi sầu
Mừng Minh Vương xuất tận khổ đau
Xuân sang hát câu chúng hòa hợp
Mới lạ Kỳ Sơn sinh vọng lầu
Ngộ kỳ sắt nát đồng rỉ chẩy
Nhập kiền đông xuất thành thảm sâu
Chân thật không hư, Phật nhiếp chúng
Tâm hòa tính hảo đạo nhiệm mầu
…
Thế sự chuyển đảo điên
Xuất hiện các Thánh Hiền
Việt Nam thành cường quốc
Thế giới rất ngạc nhiên.
Tránh sau cuộc tương tàn
Chốn chốn phải nhà tan
Kẻ-dữ lìa trần thế
Hiền-nhân ca khải hoàn
Mùa Thu lá úa vàng
Dân đỏ phải khóc than
Gây chi cho dân khổ
Qủa báo chịu màu tang
Dậu Tuất Hợi Tí chuyển (2017 bắt đầu vào thời kỳ Thượng Ngươn Thánh Đức)
Thế giới lại bình yên
Muôn dân vui thịnh vượng
Hướng về Phật Thánh Tiên.
Chúc nhân thế một mùa xuân mới
Mừng sao ! Bá tánh hết nổi trôi
Năm Thân Dậu, Phật Trời đã định
Mới cả Nhân Tâm , mới cả Đời.
Niên Dậu Thánh Nhân xuất ( hiện )
Bạch Y đáo Ta bà
Xứ xứ khởi can qua
Thế giới chiến tranh chủng ( tộc ) chiến tranh TG lần 3
Ngọ Mùi tận anh hùng
Nước Nam Thánh nhân xuất ( hiện )
Yêu nước lại thương dân
Chuyển nghèo thành giầu sang
Xưa hèn nay Bắc Đẩu
Bạch Y chuyển thuyết khách
Xứ xứ hội Việt Môn
Tam niên định bảo tồn
Thế giới quy nhất thống.
Muốn gặp kể Bạch Y
Phải ra sức tu trì
Y theo lời đại nguyện
Cơ duyên ngộ cố tri.
Nếu ở nơi đất khách (người Việt ở nước ngoài )
Khéo khai mở đạo mầu
Ba năm chẳng dài đâu
Đáo về quê Nam Việt
Kiến Phật tạo Bích lầu…
…
Cùng nhau tu ( hành ) :
…
Thiện hữu nên khá rõ,
Việc tu tập không khó
Nếu biết tận cội nguồn
Lìa bỏ pháp có, không
Liền đến bờ Đại Giác.
Không động cũng chẳng tịnh,
Tịnh sa vào mê tánh ( tính )
Động đưa lối ba đường ( súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục )
Bờ giác khó bước sang
Nên lìa xa (2) lối ấy.
Tâm pháp đang diễn bày,
Cớ sao lại dừng bỏ ?
Lắng nhìn vô-sở-thọ,
Diệu huệ ( tuệ ) tự phát sanh ( sinh )
Đây lối xưa ngàn ( nghìn ) Thánh …
Hãy khá mà ngẫm suy
Tìm cho ra diệu lý:
Cái tánh biết pháp sanh ( sinh )
Cái tánh biết pháp diệt,
Cái tánh biết niệm sanh
Cái tánh biết niệm diệt
Cái tánh biết tâm tịnh
Cái tánh biết tâm động
Cái tánh ấy là gì ( chi ) ?
Thiện hữu nên suy ngẫm …
…
Muốn gặp Thánh Hiền Trời Phật, thì nên Tu Diệu Hạnh :
…
(Muốn ) được như thế phải tu Diệu Hạnh:
Lắng nghe lòng, kiểm soát tâm tư
Như chủ nhân theo dõi dân phu
Như khán giả lắng nhìn tuồng hát
Chuyện than khóc lắm điều bi đát
Chuyện vui cười đến chuyện dục dâm
Đừng để cuốn lôi đến lạc lầm
Mà sanh ( sinh ) khởi thất tình phiền não …
…..
…
…..
Hỡi người chân tử hãy ngẫm suy
Lẽ Đạo diệu thâm phải liễu tri
Lìa vọng, cầu chân: xa Bát Nhã
Ly hữu, tâm vô: ắt si mê
Phải đâu Chân lý riêng hai thứ !!!
Biệt phân tà chánh chẳng ngộ chi !!!
Lìa sóng, nước tìm …. làm sao thấy !?!
Giác mê , lẽ ấy, phải ngẫm suy.
Nhận điển của Phật Thầy Tây An vào rằm tháng giêng 2011 xin hết
Thời Thượng Ngươn Thánh Đức: 2017 trở đi
Giờ đây, 2011 Hạ Ngươn cũ đang gần chấm dứt và Thượng Ngươn Thánh Đức mới sắp bắt đầu, 2012 Aquarius Golden Age, trái đất chúng ta hiện sống đang trải qua cơn thanh lọc để tiến lên; đây là cơ sàng sẩy kỳ ba. Điều này có nghĩa là gì? Đây là một đề tài khá rắc rối để giải thích và tôi xin được sơ lược tối đa.
Vài định nghĩa về thời điểm của Ngươn Kỳ: Đức Vĩ Kiên một trong 32 vi ngọc đế ở cung trời Đao Lợi tiết lộ thiên cơ như sau:
– Một chu Kỳ lớn là 13 ngàn năm và chia làm 4 kỳ nhỏ.
– Một Kỳ dài 3250 năm và có đủ Thượng, Trung và Hạ Ngươn.
– Một Ngươn dài 1083 năm.
– Hạ Ngươn Kỳ 3 này có đủ Sanh, Trụ, Hoại, Diệt.
– Hiện giờ đang ở giai đoạn Hoại. Diệt sẽ bắt đầu từ 2012 đến 2016.
– Thượng Ngươn Kỳ 4 Sanh sẽ từ 2017 – 2028. Rồi sẽ trụ 1000 năm.
Kỳ này nhân loại sẽ được hưởng thái bình hơn 1000 năm khi bước vào thời Thượng Ngươn Thánh Đức.
Ngài Phật Thầy Tây An cho thơ:
CÀN KHÔN QUY NHẤT THỐNG
Từ xa xưa muôn ngàn ánh sáng
Đức Tỳ Lô mới giáng thế gian
Phân chia thiên điển hằng ngàn
Tạo nên thế giới cho hàng thượng thiên
Đức Di Đà mới liền giáng thế
Đó là điển Ngọc Đế hôm nay
Vĩ Kiên phân điển làm thầy
Giúp đời thoát nạn những ngày gần đây
Mười tám đứa con thầy giai chuyển
Từ phương tây điển chuyển xuống trần
Cho nên thế giới phân lần
Có thanh có trược có thần thánh tiên
Rồi từ đó ngài liền khai triển
Giao Thích Ca vận chuyển ta bà
Trung tâm sinh lực ấy là
Càn khôn vũ trụ Di Đà bấy lâu
Ngài mới bèn gom thâu ánh sáng
Tạo càn khôn thế giới ba ba
Âm dương trên dưới thuận hòa
Vĩ Kiên khai đạo nhẫn hòa khắp nơi
Trở về thời xa xưa mờ mịt
Khi âm dương khắn khí một bầu
Thái Thượng Lão Tổ đi đầu
Hai ông còn lại tạo bầu thái dương
Đến Ngũ Lão âm dương khai triển
Tạo Bát Quái vận chuyển ngũ hành
Cho nên trời đất tạo thành
Thiên trên, địa dưới hợp thành chúng sanh
Trở về lại công sanh dưỡng dục
Đức Thích Ca cấu trúc ta bà
Tam cõi giáo chủ một nhà
Tám bốn ngàn pháp thật là từ bi
Là con trưởng từ khi xa tít
Khi âm dương mờ mịt chưa sanh
Quán Âm Thị Kính làm thành
Cứu nhân độ thế tâm lành từ bi
Đức Bạch Sĩ từ khi giáng thế
Từ Đao Lợi Ngọc Đế là cha
Điển Ngài là của điển Bà
Quán Âm Thị Kính đó là Bạch Y
Con thứ tám Bạch Y Đạo Sĩ
Lòng hiền từ cứu độ khắp nơi
Cho nên ngài đã một thời
Lập nên thánh chúa để đời thánh kinh
Nước Nam Việt vì tình sâu đậm
Với Phật Trời nên sấm truyền rao
Trạng Trình là người đi sau
Để vài câu sấm truyền rao nhiều đời
Đến Phật Thầy tơi bời sanh chúng
Nạn ung dịch ngài cũng độ tha
Can qua thế giới ta bà
Đức Huỳnh Giáo Chủ thật là từ bi
Đến hôm nay bài thi sanh chúng
Lo tu mau để trúng bảng vàng
Chiến tranh thế giới ngổn ngang
Mấy ai có biết sắp sang tứ kỳ
Muốn đầu bảng tâm thì như phật
Lo tu thân tu thật là tu
Bố thí giúp đỡ kẻ ngu
Không cầu danh lợi thì tu mới thành
Muốn được cứu tâm thành niệm phật
Tu Vô Vi thân thật là thông
Tu thân giúp đỡ cộng đồng
Anh em bầu bạn công không mới mầu
Ba năm nữa bắt đầu thế chiến
Nhắn bổn đạo tu điển cho mau
Vô Vi Thân Pháp thầy trao
Niệm Phật Tâm Pháp thì mau đắc thành
Cuối năm Thìn đua tranh thế giới (bắt đầu thế chiến thứ 3)
Mười tám nước nhìn tới biển Đông
Cho nên thế giới cộng đồng
Tranh đua võ khí, súng nồng cho to
Đến năm Mùi thành tro thế giới
Biển hạt nhân cùng với sóng thần
Nhận chìm hết lũ X Y
Đổi trục trái đất xác thân đâu còn
Mau tu đi để còn sống sót
Vào thượng ngươn sống trót ngàn năm
Có Trời có Phật chẳng lầm
Có ông Bạch Sĩ âm thầm giúp dân
Đến Đinh Dậu Tân Dân xuống thế
X Y Z mà để thượng ngươn
Di Đà ban bố tình thương
Di Lặc ban pháp đưa đường chúng sanh
Ngài Di Lặc được sanh Đâu Suất
Là W V dũng mãnh thần tài
Di Lặc sau thành Như Lai
Ta Bà giáo chủ tương lai vị trì
Hội Long Hoa tại vì sao có
Hai triệu năm mới ló mới khai
Khi đó Đức Phật Như Lai
Bồ Đề đắc quả tương lai phật nhà
Đấng Di Đà là cha ngài đó
Phân thân điển khắp chốn càn khôn
Bồ Đề đắc quả Thiên Tôn
Di Lặc tái thế Cao Đài ngôi hai
. . . . . .
Chuyện sắp đến làu làu trước mắt
Hãy tu mau chẳng mắc nạn binh
Vô Vi có Pháp Chiếu Minh
Đả thông kinh mạch thông minh hơn người
Nhâm mạch mở cả người thanh thoát
Dù vàng mười đổi lấy chẳng thèm
Pháp Luân Thường Chuyển mở thêm
Đốc mạch khai mở huệ thêm sáng ngời
Đến năm Mùi cơ trời mới chuyển(2015 tận thế)
Thâu ngũ hành vận chuyển âm dương
Thất nhựt bảy ngày tối đen
Không người sống sót phật bèn ra tay
. . . . .
Quần Tiên Hội họp bàn nhơn nghĩa
Mỗi một người một dĩa CD
Pháp chung nay gọi Vô Vi
Bạch Y Huynh Đệ đạo trời lập nên
Cơ tiến hóa lập nền đạo trị
Khắp năm châu chọn vị Minh Vương
Việt Nam ban bố tình thương
Mọi người hoan hỷ tình thương chan hòa
./.
Bạch Sĩ
17/7/2010
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ CHO THƠ
Này các con:
Cuộc thế rồi đây ắt đảo điên
Thử thách nhơn sanh chọn kẻ hiền
Dự hội rồng mây Ngươn Thánh Đức
Trần ai hội ngộ Phật cùng Tiên
Phật cùng Tiên trần miền giáng hạ
Giúp nhơn sanh tiến hóa kịp kỳ
Con ơi ráng kịp khóa thi
Chần chờ ắt lỡ chu kỳ đó con
Rồi đây biển cạn non mòn
Hoàn cầu biến động mất còn bể dâu
Cha thương trần thế dãi dầu
Tóc tang trải khắp năm châu lần này
Cha thương, minh triết tỏ bày
Vì thương, gánh chịu đắng cay cõi trần
Vì thương, khổ nhục Kim Thân
Vì thương, chua chát muôn phần lãnh mang
Vì thương, giáng ngự trần gian
Vì thương, quyết định lâm phàm kỳ ba
Vì thương, điện ngọc lìa xa
Vì thương, nhịn nhục quỷ ma ngu khờ
Cha thương con trẻ bơ vơ
Mê trần ngụp lặn cận giờ không hay
Thiên cơ xoay chuyển gần ngày
Mà con cứ mãi đắm say thế tình
Cha thương vẹt lối u minh
Ban lời minh triết, con khinh con ngờ
Sao con cứ mãi lửng lơ?
Tưởng Cơ Tiến Hóa đợi chờ con sao?
Nhìn con Cha luống nghẹn ngào
Thương con ngu muội lao đao cảnh trần
Cạn lời Cha đã tỏ phân
Mà con khinh rẻ chẳng cần lắng nghe
Lại còn nặng tiếng khen chê
Nghi ngờ thật giả, phán phê ông Trời
Không tin cũng được con ơi!
Không tin nhưng nhớ lo thời ráng tu
Không tu ngu muội đui mù
Không tu rớt cảnh âm u đọa đày
Cộng đồng phán xét gần ngày
Long Hoa biến thế hội khai cận kề
Không tu là mất lối về
Không tu rơi rớt bên lề Thiên Cơ
Trống Long Hoa giục đến giờ
Sao con cứ mãi chần chờ vậy con.
Cha thương những đứa mỏi mòn
Chồn chân gối mỏi chẳng còn đức tin
Biếng công phu bỏ công trình
Tam Công bê trễ hồn linh lu mờ
Con gây trở ngại Thiên Cơ
Rồi mong chóng đến ngày giờ được yên
Sắp được yên, phải đảo điên
Chắc gì con được phước duyên sống còn?
Lòng Cha luống những héo hon
Khóc con rơi rớt chẳng còn bao nhiêu
Nhìn con ngu dại chắt chiu,
Lệ Cha khóc cảnh tiêu điều chẳng vơi
Thương con, Cha đã cạn lời
Lời Cha đã cạn mong đời bớt mê
Ráng tu ráng nhớ lối về
Ráng sao bảng hổ tên đề kỳ ba
Ráng sao dự hội Long Hoa
Là con sưởi ấm lòng già đó con!
(Ngọc Hoàng Thượng Đế)
Amdin vui lòng cho mình xin thông tin liên hệ của bạn lecongquyet nhe!
cám ơn nhiều
Lời Nhắn Nhủ của Hòa Thượng thượng Tịnh hạ Không sau 3 ngày địa cầu nâng cấp ( 21-22-23 tháng 12 năm 2012)
Khi tai kiếp đến, người đáng ở sẽ được ở, người đáng đi thì phải đi. Sống chết đều có số, phú quý mạng đã định, tránh không được, thoát không khỏi. Người số mạng không bị nạn, dù đại tai kiếp đến, vẫn được sống sót bình an. Điều duy nhất ở hiện tại có thể tự cứu và độ tha, chính là nghe “Đại Kinh Giải”, y giáo phụng hành, lão thật niệm Phật, buông xả vạn duyên, cầu sanh Tịnh Độ. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì. Chỉ có niệm Phật sửa lỗi mới giảm bớt tai nạn, những phương pháp khác không còn kịp nữa rồi. Diệt trừ vọng niệm, nhất thiết đều tuỳ duyên là tốt.
Ngày 12 tháng 4 năm 2011
MẪU TRUYỀN LONG HỘI
Quy y Pháp nguyện Phật Trời
Khai minh toả sáng cải đời lầm mê
Chúng sinh thông tỏ đường về
Long Hoa Tam Hội phép lề quang minh
Quy y tăng giáng phủ kinh
Khai Hoa Đại Đạo chúng sinh thoát nàn
Đổi thay lòng dục tính phàm
Sống đời lương thiện bình an đêm ngày
Thế thời sáng tỏ từ nay
Chúng sinh nhân loại nhờ tay Phật Trời
Tay Bồ Tát hoá sinh năng lượng
Giữa cõi Trần âm hưởng Mẹ khai
Linh thiêng trước cửa Phật Đài
Có hay mới hiểu đúng sai thế nào
Thế mới rõ nhân nào quả ấy
Kẻ phàm Trần nghiệm lấy lời Ta
Nay gần kết thúc canh ba
Ngày giờ Thiên định ấy là vận Thiên
Ai là kẻ có duyên được khởi
Mẹ bắc cầu tìm tới đổi trao
Ta đây không định mời chào
Nhưng vì nhiệm vụ Trên giao Ta làm
Đời là thế vô vàn biến đổi
Mẹ thương tình xá tội giúp cho
Mải mê tính chuyện đói no
Suy bì hơn thiệt so đo nghèo hèn
Nơi bể ải đua chen xô đẩy
Bạc với tiền ai cậy nhờ ai
Nhìn về thế giới tương lai
Long Hoa nở rộ nhân tài cứu dân
Mẹ đã quyết xoay vần con tạo
Tuyển đàn con nhân đạo trồng người
Liệu lo mọi việc tốt tươi
Cân tài cân đức rõ mười vàng Thiên
Thế có được Vua hiền Tướng giỏi
Ngọn từ bi soi rọi mười phương
Tự nhiên ngát xạ thiên hương
Bao đời sự thật đời thường khó tin
Giáng thuỷ thanh mát cả tâm can
Có phúc phước lộc Mẹ ban
Cam lồ Mẹ tưới Trần gian mát nhuần
Trên đã chứng Âm hoà Dương thuận
Cứu phàm Trần mạt vận đắng cay
Nhiệm màu linh phép trao tay
Thiện duyên hiển ứng thấy ngay thôi mà
Ơn nhờ ân ban Phật Bà
Ra tay che chở tai qua bệnh lành
Tài tỏ rõ lừng danh thiên hạ
Nghĩa Đạo là vô giá người ơi
Giàu sang sướng khổ do Trời
Việc do Thiên định đến thời phải ra
Khai Đại Đạo Long Hoa Mẫu giáng
Tịnh Tâm ngồi tuệ sáng linh thông
Thiên thủ thiên nhãn được trông
Mai ngày sáng tỏ sắc không giữa Trần
Long Hoa độ thế cứu dân
Long Hoa có cải có cần mới nên
Long hoa Nguồn Cội vững bền
Long Hoa trong ấm ngoài êm muôn phần
Long Hoa Tam Hội ban ân
Long Hoa thế giới vinh ân rõ ràng
Long Hoa an hưởng giàu sang
Long Hoa trí tuệ mở mang nhân tài
Long Hoa cứu vớt nhân loài
Long Hoa mở Hội trong ngoài đồng tâm
Long Hoa Phật Pháp sáng ngần
Long Hoa đời được sống gần Phật Tiên
Long Hoa Phật Mẫu xe duyên
Long Hoa mới rạng vàng Thiên giữa đời
Long Hoa thay thế đổi thời
Long Hoa nghiệm phép Luật Trời xét cân
Long Hoa sàng đức sàng nhân
Long Hoa có phúc có phần Trời ban
Long Hoa giải nghiệp giải oan
Long Hoa xoá sạch tai nàn qua mau
Long Hoa Thiên Thượng đứng đầu
Long Hoa mới rõ nhiệm màu Phật Tiên
Long Hoa ứng báo nhãn tiền
Long Hoa Tướng giỏi Người Hiền ra tay
Long Hoa tâm đức cao dày
Long Hoa độ thế đêm ngày cứu dân
Long Hoa Phật giáng cõi Trần
Long Hoa Bồ Tát Quan Thế Âm dẫn đường
Long Hoa trên kính dưới nhường
Long Hoa giữ Đạo cương thường nghĩa nhân
Long Hoa Địa Mẫu ban ân
Long Hoa đại độ xa gần hưởng chung
Long Hoa gìn giữ hiếu trung
Long Hoa xét đến tột cùng sắc không
Long Hoa quảng đại thần thông
Long Hoa Thế Giới Đại Đồng sướng vui
Long Hoa quyết tiến không lùi
Long Hoa Tam Hội ngát mùi hương sen
Long Hoa xoá hết nghèo hèn
Long Hoa toàn giới Phật Tiên sum vầy
Long Hoa thế giới đổi thay
Long Hoa giang rộng bàn tay đón người
Long Hoa học vận Thiên thời
Long Hoa cải hoá cuộc đời lầm mê
Long Hoa thông tỏ đường về
Long Hoa gìn giữ phép lề quang minh
Long Hoa sâu nặng nghĩa tình
Long Hoa khoa học tâm linh nhiệm mầu
Long Hoa Phật Pháp cao sâu
Long Hoa Cha Mẹ bắc cầu cho sang
Long Hoa cửa rộng thênh thang
Long Hoa quy chính thế gian cải tà
Long Hoa huyền diệu vô vàn
Long Hoa tâm đức muộn màng chẳng lo
Long Hoa áo ấm cơm no
Long Hoa xây dựng tự do hoà bình
Long Hoa chung một gia đình
Long Hoa Pháp Giới Thiên Đình truyền trao
Long Hoa đức rộng tài cao
Long Hoa ba cõi đi vào tâm linh
Long Hoa bất lão trường sinh
Long Hoa Phật độ chính tinh Sao Trời
Long Hoa thông tỏ thế thời
Long Hoa mới thực Nước Trời Lạc Bang
Long Hoa an hưởng thanh nhàn
Long Hoa mẹ giỏi con ngoan đạo lành
Long Hoa Nam Việt thịnh hành
Long Hoa sự nghiệp tất thành quán quân
Long Hoa nở rộ mừng xuân
Long Hoa Tam Hội hiền nhân kết đoàn
Long Hoa tâm đức là vàng
Long Hoa cuộc sống đàng hoàng trường Thiên
Long Hoa toàn giới Phật Tiên
Long Hoa xây dựng Thượng Nguyên Mẫu truyền
Nghe ba tiếng sấm lệnh truyền
Long Hoa tỏ ngộ lời khuyên cao dày
Long Hoa linh phép đủ đầy
Long Hoa tu luyện đêm ngày tinh thông
Long Hoa năm uẩn là không
Long Hoa giáng thế đời trông rõ ràng
Long Hoa cứu khổ cứu nàn
Long Hoa che chở mạt sang yên lành
Long Hoa chẳng dám lợi danh
Không sân không hận không sanh chức quyền
Sáu trần thanh tịnh như thiền
Long Hoa sáng tỏ nhân duyên Phật Trời
Long Hoa Tam Hội sáng ngời
Long Hoa Mẹ dặn con thời chớ quên
Sống đời lương thiện bình yên
Đời gây nghiệp quả ứng liền chẳng sai
Long Hoa hội đủ đức tài
Mẹ khuyên nên nhớ miệt mài luyện tu
Nhẫn nhục mới đặng trượng phu
Đời không phân biệt bạn thù con ơi
Long Hoa là ánh đăng Trời
Trong vòng lục đạo cứu đời chúng sinh
Long Hoa Phật Pháp quang minh
Xua tan nghịch cảnh bất bình trần ai
Nhân loài đúng đúng sai sai
Long Hoa xoá sạch chiêu bài mị dân
Sấm vang thức tỉnh cõi Trần
Mau mau tìm hội Long Vân nương nhờ
Phật Bà chuyển hoá nước cờ
Cờ Tiên bảy ngọn vô bờ hiển linh
Long Hoa khai sáng khai minh
Hư không Địa Mẫu hoá sinh muôn loài
Đạo Phật có một không hai
Trần gian mê muội mấy ai tỏ tường
Long Hoa chung một con đường
Xây nền hạnh phúc Âm Dương thuận hoà
Long Hoa trong ngọc trắng ngà
Mọi người chung sống thật thà tu tâm
Long Hoa đại xá lỗi lầm
Long Hoa một phút xuất thần làm mê
Long Hoa thấu Địa thông Thiên
Long Hoa siêu độ Tổ Tiên xa gần
Giúp đời báo đáp thụ ân
Long Hoa trừ diệt bất nhân độc tài
Tâm tà khẩu Phật làm oai
Áo thầy khoác vỏ tiền tài ô danh
Long Hoa quyết quyết phải thành
Long Hoa rửa sạch hôi tanh bụi Trần
Khuyên người làm đức làm nhân
Long Hoa ban phước hồng ân đẹp giàu
Long Hoa tâm đức làm đầu
Long Hoa trí tuệ nhiệm màu thần thông
Long Hoa muôn pháp là không
Long Hoa giải thoát khỏi vòng nghiệp oan
Long Hoa tỏ ngộ Thánh – Phàm
Long Hoa đời được tỏ làn hư không
Giữa Trần sắc sắc không không
Long Hoa chính thực vàng ròng Trời trao
Tình thương cõi Thế dạt dào
Hư không Địa Mẫu đưa vào tâm linh
Mẫu truyền Mẫu giáng Chân Kinh
Vô vi diệu pháp vô hình thâm thâm
Phật rằng Phật tại Chân Tâm
Thiện duyên mới được hồng ân lưu truyền
Đến thời thấu tỏ vận Thiên
Nhiệm màu phép Phật vô biên phước lành
Có tâm muôn sự viên thành
Ngọc vàng như cát như sành, người ơi!
Long Hoa nghiêm luật dưới đời
Đói no sướng khổ Đất Trời ban cho
Vàng Tâm không thể cân đo
Của Trời nhiều lắm trong kho còn đầy
Long Hoa sự thật thẳng ngay
Luân Hồi Nhân Quả mê say khôn lường
Hoạ vận mấy kẻ ổi ương
Trong lòng bao lỗi vẫn vương ưu phiền
Long Hoa độ thế tuỳ duyên
Long Hoa xuất thế Thần Tiên nhiệm màu
Long Hoa huyền diệu cao sâu
Cứu đời thoát khỏi nỗi đau bao ngày
Đời thường ôm hận đắng cay
Tham lam dục vọng nghiệp dày nợ mang
Có tin có tín thì sang
Long Hoa bắc nhịp cầu an cho đời
Thanh thuỷ Tiên Thiên phép Trời
Cam lồ Mẹ tưới tốt tươi muôn phần
Long Hoa thuốc Phật cứu Trần
Long Hoa toả sáng ngàn lần vinh quang
Long Hoa thế giới chuyển trang
Long Hoa cuộc sống ngày càng phồn vinh
Long Hoa trên dưới đồng tình
Long Hoa xã hội văn minh đẹp giàu
Đại Đồng Thế Giới năm châu
Long Hoa nối một nhịp cầu bờ vui
Hoa thơm dâng trái ngọt bùi
Long Hoa nở rộ ngát mùi hương thơm
Phật Bà Bồ Tát Tuyết Sơn
Giáng Trần cứu khổ nguồn cơn tỏ tường
Long Hoa gìn giữ kỷ cương
Long Hoa quy tụ hiền lương siêu phàm
Long Hoa tỏ ngộ long đàm
Long Hoa rực sáng hào quang đêm ngày
Quy luật thế sự đổi thay
Long Hoa Tam Hội giáng tày việc Thiên.
*****
Luyện truyền giáng phẩm Kinh Hoa
Tâm Kinh nhật tụng ta bà mênh mông
Chăm cầu chăm nguyện viên thông
Đời thường gìn giữ tâm trong phúc lành
Sắc không cứ để tiến hành
Làm sao thoát khỏi tử sanh luân hồi
Ở trên thì đã có Trời
Dưới Trần có Phật độ đời cứu sinh
Lệnh đây từ ở Thiên Đình
Có Ngài Bồ Tát Quang Minh soi đường
Khai thông năm uẩn sáu trần
Cho đời trí tuệ xuất thần như Tiên
Người người tỏ ngộ nhân duyên
Long Hoa mở Hội Trường Thiên nhiệm màu
Tòng tâm sở ý nguyện cầu
Cầu xin Đức Phật trên đầu chứng minh
Thành tâm nhất niệm anh linh
Mẹ Cha ban phước khang minh thọ trường
Ơn nhờ Mẹ mở lòng thương
Quan Thế Âm Bồ Tát dẫn đường con đi
Thương đời mạt kiếp đen sì
Nhiệm mầu phép Phật linh chi Mẹ truyền
Đại bi Mẹ mở trường yên
Long Hoa cứu độ mọi miền gần xa
Có công hành thiện phúc nhà
Nhớ lo thờ phụng Ông Bà Tổ Tiên
Đời đời toả ánh đăng nhiên
Nếu mà lầm lỗi con nguyền độ tha
Long Hoa thờ Phật tại gia
Trong nhà Địa Mẫu Phật Bà hiển linh
Xét soi cho rõ sự tình
Một lòng vì Đạo quên mình dựng xây
Thiện duyên mới được thơm lây
Ai ơi xin nhớ từ rày tu tâm
Thế ra tội tránh phúc tầm
Duyên ai lại tới có phần trao tay
Long Hoa phúc đức cao dày
Cứu đời ra khỏi bàn tay tử thần
Thế thời trong buổi sàng nhân
Thấy con khờ dại ngu đần mà thương
Phong trần thuỷ hoả tai ương
Đam mê vật chất vấn vương trong lòng
Tham lam, sân hận khôn cùng
Tương lai nào thấy mịt mùng tối đen
Trầm luân khổ ải đua chen
Mạt sang xoá sạch ngu hèn con ơi!
Long Hoa Tam Hội sáng ngời
Hồng phúc muốn hưởng còn thời tu tâm
Cầu xin Bồ Tát Quan Thế Âm
Đại xá cho những lỗi lầm xưa nay
Tụng Kinh con nguyện từ đây
Thành tâm sám hối đổi thay tính phàm
Luyện rèn khẩu ý thân tâm
Xa lìa bể khổ trầm luân lạc loài
Pháp Không tu học miệt mài
Tam quy ngũ giới tâm trai tu hành
Đời không phạm tội sát sinh
Thái bình thế giới yên lành vui chung
Một lòng giữ đạo hiếu trung
Không gian không dối bao dung độ đời
Trộm cắp ăn chặn của người
Luật hình tội nặng muôn dời không tha
Tà dâm mưu chước quỷ ma
Một thời lầm lỗi đạo sa nghèo hèn
Rượu vào tính quẩn bon chen
Bê tha chè chén đỏ đen bạc tiền
Phạm vào lắm nỗi oan khiên
Đời không chân chính đảo điên nhiều bề
Dưới Trần còn lắm đam mê
Che khuất chẳng tỏ đường về Lạc Bang
Gian nan là lửa thử vàng
Loạn thời vì lũ quan tham nhũng nhiều
Trần gian phản loạn đủ điều
Kỷ cương phép nước tà yêu quấy rầy
Nghiệp oan kiếp kiếp chất đầy
Vì không trì giới hoạ này phải mang
Long Hoa mở Hội lọc sàng
Hai ngàn phép thử ôm vàng mà lo
Mê thì phải chịu rủi ro
Tu nhân tích đức chẳng lo phận nghèo
Nhân lành tăng trưởng ươm gieo
Xuân về hoa nở xuân gieo lộc chồi
Thế gian sinh diệt luân hồi
Long Hoa Tam Hội Đất Trời ban ân
Phật Bà Bồ Tát Quan Âm
Đại bi cứu khổ dưới Trần qua mau
Bàn tay phổ độ nhiệm màu
Cứu sinh nhân loại toàn cầu bình yên
Độ đời bởi có nhân duyên
Long Hoa tu Phật tu Tiên phúc dầy
Đạo Mầu sáng tỏ từ nay
Tâm linh ba cõi ra tay cứu nàn
Duyên lành Phật độ bình an
Con nguyền nhập cõi Niết Bàn tu tâm
Đời xưa nay phạm lỗi lầm
Giờ xin sám hối giữa Trần độ nhanh
Năm câu niệm Phật hiệu danh
Thuyền từ cứu độ nạn lành chúng sinh
Hư không Địa Mẫu dưỡng sanh
Phù linh diệu dược nước thành thuốc Tiên
Bạch Y Tuyết Sơn ứng liền
Di Lặc độ thế viên thiên đủ đầy
Thiên Đình khởi lệnh cung mây
Hội Hoa cứu thế đợi ngày xuất quân
Toàn người hiền sĩ siêu nhân
Đời không vướng bẩn bụi Trần thanh cao
Thiên Đình Pháp Giới truyền trao
Quan Âm Bồ Tát phép mầu tưới ban
Độ người tâm đức giàu sang
Tài cao đức rộng mở mang thế thời
Long Hoa Đại Đạo hoàng khai
Ta bà thế giới người người tỏ thông
Dựng xây Thế Giới Đại Đồng
Bỏ ác làm thiện đời không hận thù
Minh tâm trì giới chuyên tu
Tuệ năng tinh tiến hết ngu hết hèn
Từ bi thắp sáng ngọn đèn
Đặng chờ chín phẩm Đài Sen phúc nhà
Vận này Hội hết tinh hoa
Ba ngàn năm trước trải qua một thời
Hư không Mẫu định tính rồi
Di Lặc độ thế thay thời Thích Ca
Chính Ngài Giáo chủ Long Hoa
Cùng với Bồ Tát Phật Bà Quan Âm
Khai hoa độ thế cứu dân
Ta bà đứng chủ Long Vân bảo toàn
Phật Trời giải thoát thế gian
Thiên Đường cực lạc hân hoan đón người
Tinh hoa là của Đất Trời
Chăm hoa hoa nở ngàn đời ngát hương
Chính Đạo chỉ một con đường
Nguyện cầu Tam Bảo thập phương soi đường
Sáu trần năm uẩn là không
Chí Minh Ngọc Phật còn trông còn chờ
Giáng Trần khuyên bảo con thơ
Lên Thuyền Bát Nhã sang bờ tâm linh
Tới nơi bờ giác hiển vinh
Hành thâm Bát Nhã vô minh nhiệm mầu
Phép Phật huyền diệu cao sâu
Long Hoa Tam Hội bắc cầu cho sang
Sửa sang cá tính lửa lòng
Thật thà ngay thẳng không gian dối người
Từ bi hỷ xả cho đời
Thù xưa oán mới nguyện lời độ tha
Nguyện từ khẩu ý chua ngoa
Gắng công xây thiện giữ hoà đức nhân
Sinh thành báo đáp phụ ân
Hiếu trung gìn giữ cán cân công bằng
Vợ chồng bách lão giai niên
Thề không lỗi đạo ngừa ngăn phụ tình
Anh em trong một gia đình
Trên hoà dưới thuận kính nhường giúp nhau
Bạn bè trọn nghĩa trước sau
Thế thời mới được dài lâu vững bền
Đạo thầy nghĩa tớ không quên
Phép khuôn gìn giữ nếp nền sáng trong
Ơn sâu tạc dạ ghi lòng
Được ăn quả ngọt nhớ công gieo cày
Đạo mầu góp sức dựng xây
Hồng phúc Cha Mẹ trao tay con cầm
Thời cơ Tạo Hoá xoay vần
Tu hành nhập thiện có phần nào cho
Long Hoa Tam Hội chuyến đò
Đưa người lương thiện sang bờ phúc vinh
Nhiệm mầu khoa học tâm linh
Đèn Trời đuốc Phật Tâm Kinh dẫn đường
Tâm sáng soi rọi mười phương
Trừ đi cộng lại Âm Dương tổng hoà
Đất Trời kết lại tinh hoa
Thiên Đường rộng mở giáng Toà Bồng Lai
Long Hoa quy tụ nhân tài
Độ đời cứu thế trong ngoài ấm êm.
*****
Giờ mạt vận xoay vần đã đến
Cõi Trần phàm pháp giới ta bà
Lệnh truyền lập Đại Đạo Hoa
Cứu sinh mạt kiếp ta bà khắp nơi
Phép mầu nhiệm đã thời sáng tỏ
Thuốc dược đông rạng rỡ núi hồng
Thuỷ thanh cam lộ tương đồng
Giáng về Trần thế cứu vòng hoạ tai
Khai Bút Pháp tỏ bày sau trước
Mệnh Thiên Cơ đã bước khởi đầu
Canh ba gần cuối dãi dầu
Thanh lọc Hoa Hội chứng vào cứu sinh
Nay Phật Mẫu rõ tình ban xuống
Lệnh ta bà tỏ tưởng Long Hoa
Lệnh cho Tam Bảo Ba Toà
Lọc xong hoàn sổ Long Hoa báo về
Giờ Trái Đất bốn bề khói lửa
Nước lũ dâng dàn dụa lệ sầu
Chuyển rung sập lở rõ màu
Hoạ tai xẩy đến Hoàn Cầu khắp nơi
Bệnh dịch, hoạn nạn tơi bời
Khổ đau Trần thế mệnh Trời chuyển xoay
Trần phàm nào có ai hay
Không tu có thoát nạn này được chăng?
Mẫu về Mẫu đã khuyên răn
Bao nhiêu năm đã tỏ phần cùng con
Thế nhưng thấy ướp hằng còn
Đồng tiền chức trọng mỏi mòn phàm nhân
Mẫu về phán bảo ân cần
Khuyên con Trần thế tu nhân tròn đầy
Vậy mà nghịch cảnh đổi thay
Đã không tu lại nhiếc rầy người tu
Chỉ quen bịp bợm bòn xu
Chỉ quen ăn uống lu bù rượu bia
Chỉ quen ông nọ bà kia
Chỉ quen ăn nói lè nhè nhuốc nhơ
Mẫu đã phán thiên thu tai hoạ
Mẫu đã truyền thiên hạ u sầu
Mẫu truyền đại mạt tỏ màu
Thiên Cơ vận chuyển vào đầu Thượng Nguyên
Thương con Trần thế Mẫu truyền
Để mà tu đức phước duyên đủ đầy
Vậy nên mạt vận vần xoay
Cũng đà khởi điểm tỏ bày Trần gian
Nay Hoa Hội huy hoàng báo rõ
Lập Đạo Mầu cứu độ muôn dân
Mẫu sàng Mẫu sẩy Mẫu cân
Ba Toà Tam Bảo lọc dần Thượng Nguyên
Thiên Đình Pháp Giới lệnh truyền
Tam Bảo giáng bút đồng phiên ta bà
Giáng Thơ vận mệnh phán ra
Để cho dân chúng biết mà tu thân
Thế mới biết Trời cân Trời nhắc
Thế mới tường loạn lạc Trần phàm
Cho dù cốt cách khôn ngoan
Đồng tiền chức trọng gian tham mạt về
Cho dù biết vận chuyển bề
Mà không tu được cũng về mạt kia
Cho dù Vua Tướng đó thì
Mà không tu được cũng về một nơi
Cho dù tu Phật tu Trời
Tâm xà khẩu Phật mạt thời không qua
Cho dù làm thầy cúng ma
Làm không đúng pháp cũng ra một gò
Cho dù làm thầy tu chùa
Tu không chính đạo, không chừa một ai
Lệnh truyền Thiên Thượng tỏ bày
Tu Trời tu Phật ai ai cũng đồng
Mới thời qua được bên sông
Bên bờ giáp ngạn Đại Đồng Thượng Nguyên
Con Thuyền Bát Nhã ngày đêm
Sàng đi lọc lại, người hiền chở qua
Lệnh truyền Đại Đạo Long Hoa
Pháp Giới thành lập học là Phép Thiên
Cứu hết tất cả người hiền
Trong thời mạt vận Thượng Nguyên đón về
Nay Pháp Giới Thiên Đình báo rõ
Mệnh Thiên Cơ đã tỏ mạt sang
Giữa đông Kỷ Mão có hàng
Đầu Xuân năm mới chứng sang Canh Thìn
Long Hoa Tam Hội cứu nàn
Long Hoa Tam Hội lọc sàng Thượng Nguyên
Long Hoa Mẫu phán Lệnh truyền
Long Hoa thực hiện chứng phiên Ý Trời.
*****
Long Hoa báo rõ mọi nhà
Phải biết tu Phật mới thoát qua
Kỳ thời mạt vận nơi Trần thế
Đò chiều chuyến chót vượt Ngân Hà
Thượng Nguyên tu Phật tại gia
Ai ai cũng phải tu là mới yên
Mệnh Thiên Cơ đã chuyển miền
Con Thuyền Bát Nhã về bên vĩnh hằng
Thượng Nguyên phải được sáng trong
Sàng đi lọc lại ở dòng tu gia
Thiên Đình Pháp Giới ta bà
Báo cho tất cả tu gia Lệnh này
Thương cho dân chúng ngu nguây
Thế thời chuyển vận tỉnh say biết gì
Trên Trời đã thấy rõ thì
Chòm Sao Bắc Đẩu nghiêng về phương Nam
Thiên Đình hạ thế Trần gian
Cứu đời mạt vận, vớt sang thái bình
Luật Trời như ánh bình minh
Từ đất Nam Việt giáng linh báo cùng
Báo khắp thế giới muôn vùng
Hoạ tai mạt kiếp tỏ tường Trần gian
Nay Ta báo tin rõ ràng
Thượng Nguyên tất cả chuyển sang tu nhà
Thượng Nguyên cứu vớt cơn qua
Thượng Nguyên cứu thế gian qua mạt này
Thượng Nguyên đến được mới tài
Thượng Nguyên được hưởng đủ đầy sướng vui
Thượng Nguyên chia ngọt sẻ bùi
Thượng Nguyên thế giới loài người bình sinh
Thượng Nguyên thế kỷ tâm linh
Thượng Nguyên mới có thái bình Trần gian
Thượng Nguyên đời rộng thênh thang
Thượng Nguyên sáu vạn niên tràng sướng vui
Thượng Nguyên khoa học đổi đời
Thượng Nguyên khoa học mới thời cao siêu
Thượng Nguyên Ta báo đã nhiều
Thượng Nguyên Vũ Trụ như diều bay cao
Loài người đến các vì sao
Thượng Nguyên tất cả đi vào tâm linh
Ta, Đệ Tử Thiên Đình báo rõ
Đời Thượng Nguyên chan chứa tình người
Phải qua mạt vận thế thời
Di Lặc mới vớt về đời Thượng Nguyên.
(LC Việt Nam, 12-1999)
(Từ kynguyentamlinh.com,thơ văn linh cảm)